X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0

Việt Nam: Một số sửa đổi của Bộ luật Hình sự 2025 quy định về tội vi phạm an toàn thực phẩm

Tóm tắt sửa đổi, bổ sung khoản 1,2 và 5 Điều 317, Nghị định số 86/2025/NĐ-CP của Chính phủ – về tội Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

3 Tháng 7 2025
X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0

1. Khoản 1: Hành vi vi phạm và hình phạt cơ bản

Người vi phạm quy định về an toàn thực phẩm bị phạt tiền từ 100 triệu đến 400 triệu đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 5 năm, nếu thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng các chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm trị giá từ 10 triệu – dưới 100 triệu đồng, hoặc tái phạm hành chính.

b) Chế biến, cung cấp, bán thực phẩm từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh, bị tiêu hủy trái pháp luật, trị giá từ 10 triệu – dưới 100 triệu đồng, hoặc tái phạm hành chính.

c) Sử dụng các chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà đã biết là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam để chế biến, sản xuất thực phẩm trị giá từ 100 triệu – dưới 300 triệu đồng, hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính.

d) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm sử dụng chất cấm hoặc ngoài danh mục cho phép trị giá từ 10 triệu – dưới 100 triệu đồng, hoặc thu lợi bất chính từ 5 triệu – dưới 20 triệu đồng, hoặc đã bị xử phạt hành chính

đ) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm có chứa chất chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 100 triệu – dưới 300 triệu đồng, hoặc thu lợi bất chính từ 20 triệu – dưới 50 triệu đồng, hoặc đã bị xử phạt hành chính.

e) Thực hiện hành vi cung cấp, bán thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật gây ngộ độc cho 5–20 người, hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác ở mức thương tật 31–60%.

2. Khoản 2: Tình tiết tăng nặng

Người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 400 triệu đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 3 năm đến 7 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Có tổ chức.
b) Làm chết người.
c) Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến 21 người trở lên.
d) Gây tổn hại cho sức khỏe người khác với tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên.
đ) Gây tổn hại cho từ 2 người trở lên với tổng tỷ lệ thương tật từ 61–121%.
e) Thực phẩm sử dụng chất cấm hoặc chưa được phép trị giá từ 100–300 triệu đồng, hoặc thu lợi bất chính từ 20–100 triệu đồng.
g) Thực phẩm có nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch trị giá từ 100–300 triệu đồng.
h) Thực phẩm có chứa chất cấm chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 300–500 triệu đồng, hoặc thu lợi bất chính từ 100–200 triệu đồng.
i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Khoản 5: Hình phạt bổ sung

Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị:

  • Phạt tiền từ 40 triệu đến 200 triệu đồng,
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

Ngày 11 tháng 4 năm 2025/ Cổng thông tin điện tử chính phủ Việt Nam/ Việt Nam.
http://chinhphu.vn

Bình luận bài báo

Mục đích của phần này không phải để kham khảo ý tác giả về bài báo mà là nơi thảo luận cởi mở giữa những người dùng 333.
Để lại một bình luận mới

Quyền truy cập chỉ dành cho người dùng 333. Để bình luận bạn cần đăng nhập.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận Tin tức ngành heo

Tin tức ngành heo tới email của bạn

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách