TwitterLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0
1
Đọc bài báo này bằng:

Đặc điểm liều tinh: thể tích, nồng độ và bảo quản

Chúng tôi tiếp tục với loạt bài viết trong đó chuyên gia sinh sản và phối tinh nhân tạo trên heo, Javier Gil, cung cấp cho chúng tôi những điểm mấu chốt về quản lý thích hợp để cải thiện khả năng sinh sản và số lượng sinh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết các khía cạnh quan trọng về liều tinh và cách bảo quản chúng.

Thể tích và nồng độ liều tinh như thế nào là phù hợp?

Trong thời gian nghiên cứu, trước khi triển khai trên thực địa, chúng tôi muốn biết giới hạn thấp nhất là bao nhiêu để vẫn đảm bảo số lượng nái thụ thai đạt yêu cầu. Chúng tôi đã phối cho các lô heo nái với liều 3 ml và nồng độ 100 triệu tinh trùng sống, sau khi bơm vào sau cổ tử cung, chúng tôi bơm thêm 15 ml môi trường để đảm bảo toàn bộ lượng tinh trùng đến được tử cung, đồng thời đảm bảo lượng thể tích tối thiểu để cơ chế tử cung có thể dịch chuyển tinh dịch. Với điều kiện liều tinh như thế, tỷ lệ đậu thai đạt được tương tự như với các liều tinh có thể tích 90 ml và 3 tỷ tinh trùng sống phối bằng kỹ thuật truyền thống, tuy nhiên, số lượng sinh đã giảm đi 1,5 trên tổng số heo con được sinh ra, điều này cho thấy rằng chúng tôi đã đạt đến mức giới hạn.

Trong quá trình phối thông thường, một liều 30-35 ml là quá đủ và thể tích có thể tăng lên 45 ml để tạo ra một giới hạn an toàn – đây là phần 15 ml bổ sung không cần thiết nếu tất cả các bước trong kỹ thuật phối (được mô tả trong chi tiết hơn trong các bài viết trước) được thực hiện một cách chính xác.

"Kĩ thuật phối kém khiến nái có nguy cơ lên giống lại hoặc đẻ ít con."

Sử dụng liều hơn 60 ml với kỹ thuật phối sau cổ tử cung có thể khiến một tỷ lệ nái phát triển quá trình bảo vệ tử cung tích cực hơn bình thường (bằng cách đưa một lượng tinh lớn trực tiếp vào tử cung). Điều này sẽ dẫn đến giảm số lượng heo con được sinh ra, vì khi quá trình bảo vệ tử cung sinh lý nhằm loại bỏ mầm bệnh đi kèm theo liều tinh này trở nên trầm trọng hơn, nó không chỉ tiêu diệt nấm và vi khuẩn mà còn tiêu diệt cả tinh trùng. Nếu điều đó xảy ra trên diện rộng, nó có thể làm giảm số lượng tế bào trứng được phối do thiếu tinh trùng sống. Tỷ lệ heo nái có phản ứng bảo vệ tử cung quá mức này phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng miễn dịch của từng cá thể và miễn dịch chung của từng trang trại.

Hiện tượng này ít có khả năng xảy ra khi dùng phương pháp phối truyền thống (ở cổ tử cung), vì hiếm khi toàn bộ liều tinh đến được tử cung, vì một phần tinh có thể bị thất thoát do trào ngược và một phần khác vẫn còn trong cổ tử cung.

Tóm lại, liều lý tưởng là 45 ml, vì nó không gây ra phản ứng bảo vệ tử cung quá mức và mang lại sự tự tin cho người chăn nuôi, là quá đủ để đảm bảo kết quả sinh sản tốt nhất.

Các điểm quan trọng trong bảo quản tinh là gì?

Trước hết, các điều kiện để tinh rời khỏi trung tâm phối và đường cong nhiệt độ trong quá trình vận chuyển là rất quan trọng. Tránh để liều tinh rời khỏi trung tâm pha tinh ở nhiệt độ cao (trên 24ºC) và cố gắng giữ chúng càng gần với nhiệt độ cân bằng 16-17ºC càng tốt khi rời khỏi trung tâm và trong suốt hành trình, cho phép quy trình làm lạnh tiếp tục cho đến khi đạt 16-17ºC (nếu cần) và trong mọi trường hợp cần tránh sự dao động nhiệt và quá nhiệt. Nhiều khi, sự cố xảy ra được quy cho việc bảo quản tinh trong trại nhưng thực tế vấn đề nằm ở khâu vận chuyển trước đó của nó.

Ảnh 1. Các liều tinh trong các khay được sắp xếp chồng lên nhau để tránh sự lắng đọng không thích hợp của tinh trùng và giúp tạo điều kiện dễ dàng cho việc đảo tinh định kỳ để đồng nhất hóa. 

Ảnh 1. Các liều tinh trong các khay được sắp xếp chồng lên nhau để tránh sự lắng đọng không thích hợp của tinh trùng và giúp tạo điều kiện dễ dàng cho việc đảo tinh định kỳ để đồng nhất hóa. 

Về việc bảo quản tinh tại trang trại, có 3 yếu tố cần lưu ý:

  • Tốt nhất là không dùng tủ lạnh nhỏ và tủ lạnh phải giữ được nhiệt độ từ 15ºC đến 17ºC, tránh đặt liều gần bộ phận xả nhiệt và ngăn đông hoặc vách phía sau, tùy thuộc vào nơi tạo ra hơi lạnh, vì đây là những khu vực có dao động nhiệt lớn hơn nhiều so với biên độ nhiệt bảo quản tinh.
  • Vị trí đặt liều tinh rất quan trọng. Tránh để chúng bên trong túi vận chuyển, vì cách sắp đặt liều không đúng có thể làm tinh trùng lắng đọng không tốt, ngăn cản sự tiếp xúc với môi trường, điều này có thể làm tinh trùng mất khả năng sống sót do thiếu dinh dưỡng và khiến chúng không thể được giải độc, Vì vậy, tốt nhất là đặt chúng nằm phẳng chồng lên nhau, và nếu là tuýp thì tuýp này chồng lên tuýp kia theo hướng ngược nhau. Nếu là túi đựng trong khay thì nên đặt sao cho khi tinh dịch lắng xuống, tinh nằm trên một mặt phẳng rộng và phần lớn tinh trùng tiếp xúc được với môi trường.
  • Các liều cần được đảo định kỳ và đảo cho đồng nhất trước khi phối tinh.
Ảnh 2. Phía trên bức hình là một liều tinh bị lắng đọng tinh, ở dưới là một liều đồng nhất hoàn hảo. Sự đồng nhất này sẽ giúp tinh trùng không chết và giúp tinh trùng phân bố đều khắp trong môi trường.

Ảnh 2. Phía trên bức hình là một liều tinh bị lắng đọng tinh, ở dưới là một liều đồng nhất hoàn hảo. Sự đồng nhất này sẽ giúp tinh trùng không chết và giúp tinh trùng phân bố đều khắp trong môi trường.

Một trong những điểm mấu chốt để phối thành công là sử dụng liều tinh đủ thể tích, đủ chất lượng và đảm bảo bảo quản tinh tối ưu. Bài viết sau sẽ thảo luận về một số điểm quan trọng trong giai đoạn này của chu kỳ sinh sản của heo nái mà chúng ta luôn thắc mắc, chẳng hạn như khi nào nên di chuyển heo nái sau khi phối giống và cách cho heo nái ăn trong thời kỳ động dục.

Bình luận bài báo

Mục đích của phần này không phải để kham khảo ý tác giả về bài báo mà là nơi thảo luận cởi mở giữa những người dùng 333.
Để lại một bình luận mới

Quyền truy cập chỉ dành cho người dùng 333. Để bình luận bạn cần đăng nhập.

Bài báo liên quan

Hình 2. Trong phối tinh sau cổ tử cung, tinh dịch được bơm vào trong thân tử cung, qua cổ tử cung.

Phối tinh sau cổ tử cung

Từ vài năm nay, việc phối tinh sau cổ tử cung đã trở nên phổ biến ở hầu hết các trại chăn nuôi heo. Trong bài viết này, chúng tôi cùng Javier Gil, một chuyên gia về sinh sản và phối tinh trên heo, bàn về những điều cần lưu ý để thực hiện kỹ thuật này một cách chính xác.

Bắt buộc phải phát hiện lên giống với sự hiện diện của con nọc ở trước mặt nái. Nhân viên trại phải đóng một vai trò tích cực trong việc phát hiện lên giống; sờ, đè lên nái mà không làm chúng sợ hãi.

Mẹo phát hiện lên giống

Trong phần đầu tiên của loạt bài này, chúng tôi đã đề cập đến cách kích thích lên giống một cách phù hợp. Trong bài viết này, chúng tôi tiếp tục trao đổi với chuyên gia sinh sản heo, Javier Gil Pascual, tập trung vào việc phát hiện lên giống.