X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0
Đọc bài báo này bằng:

Hệ thống quản lý theo nhóm 5 tuần: Thử thách và cơ hội

Chúng tôi sắp ra mắt một loạt bài viết chuyên sâu về một phương pháp mới đang được triển khai tại nhiều trang trại ở Tây Ban Nha và hiện đang được các trại khác dần áp dụng: hệ thống quản lý theo nhóm 5 tuần.

Quản lý theo nhóm không phải là điều mới; đây là một phương thức làm việc đã được áp dụng tại các trang trại trong gần 20 năm qua.

Nhìn chung, quản lý theo nhóm đã được triển khai tại các trang trại quy mô nhỏ và vừa, chủ yếu nhằm tối ưu hóa luồng di chuyển của vật nuôi bằng cách làm việc với các nhóm lớn có cùng độ tuổi, từ đó tối ưu hóa quy trình “cùng vào - cùng ra” (all-in/all-out) và gián tiếp giúp tập trung công việc, cải thiện phân bổ lao động. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đặc biệt sau sự xuất hiện của các chủng PRRS độc lực cao mới, phương thức này cũng đã bắt đầu được áp dụng tại các trang trại quy mô lớn hơn, nhằm giảm số lượng nhóm nhưng tăng quy mô từng nhóm heo có cùng độ tuổi. Từ đó có thể làm trống hoàn toàn một số khu vực trong trại, giúp kiểm soát dịch bệnh bằng cách “ép buộc” thực hiện nghiêm túc quy trình all-in/all-out và đảm bảo thời gian cách ly vệ sinh giữa các nhóm. Trong trường hợp này, chu kỳ 5 tuần chắc chắn là lựa chọn được ưu tiên.

Cùng một độ tuổi trong phòng đẻ có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể trong khu vực này.
Cùng một độ tuổi trong phòng đẻ có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể trong khu vực này.

Với hệ thống quản lý theo nhóm 5 tuần, về mặt lý thuyết chúng ta sẽ có:

  • 4 nhóm nái tại trại nái
    • 1 ở khu đẻ
    • 3 ở khu mang thai → Mặc dù ở giai đoạn này, về mặt lý thuyết, chúng ta cần có không gian trống tương đương với một nhóm để có thể di chuyển nái
  • 1 lô heo con tại khu cai sữa. Có thể có hai nhóm nếu như chúng ta có đủ khả năng nuôi heo đến 9 tuần tuổi, nhưng trong trường hợp có hai nhóm trong cùng một khu chuồng thì điều đó không được xem là hợp lý vì sẽ làm mất đi lợi ích về mặt an toàn sinh học — điều này sẽ được bàn thêm ở phần sau.

Để hiểu rõ hơn về cách hoạt động của hệ thống quản lý theo nhóm 5 tuần hoặc các hệ thống theo nhóm khác, bạn có thể sử dụng công cụ mô phỏng quản lý theo nhóm (Batch management simulator ) từ Pig333.

Trên thực tế, tại một trại nuôi 3000 nái, chúng ta sẽ không bao giờ có đủ 750 ô trống ở khu mang thai để di chuyển heo. Tuy nhiên, khi dọn vệ xong các phòng đẻ, chúng ta sẽ di chuyển heo nái và giải phóng dần không gian trong khu mang thai.

Để giải đáp điểm này cũng như nhiều khía cạnh khác liên quan đến quản lý theo nhóm 5 tuần, chúng tôi muốn trao đổi với Luis Sanjoaquín và tận dụng kinh nghiệm của ông trong việc triển khai hệ thống này nhằm giúp chúng ta trả lời một số câu hỏi về chủ đề này:

1. Tại sao chúng ta đang cân nhắc chuyển sang hệ thống theo nhóm 5 tuần, đặc biệt là ở các trại lớn?

Hiện tại, chúng tôi triển khai hệ thống này để cải thiện sức khỏe cho đàn vật nuôi và giảm các vấn đề do sự pha trộn lứa tuổi và bùng phát các chủng vi rút độc lực cao, chủ yếu là PRRS, tại các trang trại.

2. Chúng ta có thể đạt được những lợi ịch gì?

An toàn sinh học

  • Rút ngắn thời gian đạt trạng thái ổn định sau khi xảy ra dịch PRRS
  • Thực hiện nghiệm ngặt quy trình all-in/all-out
  • Tăng hiệu quả kiểm soát mầm bệnh nhờ phân nhóm theo tuổi
  • Tăng tuổi cai sữa, hỗ trợ sự phát triển sau này của heo con và đồng đều hơn về độ tuổi khi cai sữa nhờ tránh tình trạng heo bú mẹ ở các độ tuổi khác nhau.

Vận hành:

  • Các nhóm lớn giúp dễ dàng lấp đầy các khu chuồng cai sữa và chuồng thịt, đồng thời có thể phân loại theo giới tính, kích cỡ, v.v
  • Tập trung và giảm số lượng các chuyến vận chuyển: giao tinh, chuyển heo con, loại thải heo nái, v.v.

Quản lý:

  • Tổ chức công việc hiệu quả hơn, mặc dù điều này cũng có thể là một bất lợi do khối lượng công việc tập trung vào một thời điểm.
  • Bắt buộc giảm tình trạng nhận nuôi heo con muộn, điều này giúp hạn chế sự lây truyền bệnh giữa các lứa heo
  • Dễ dàng sử dụng thức ăn quanh thời điểm đẻ

Quản lý nhân sự :

  • Tập trung công việc vào một nhóm duy nhất giúp dễ dàng tích hợp, giám sát và đào tạo nhân viên mới
  • Có thể sử dụng các nhóm làm việc chuyên biệt luân chuyển giữa các trại theo từng giai đoạn sản xuất.

3. Thử thách chính là gì?

Quản lý:

  • Tạo các nhóm heo
  • Khối lượng công việc với những nhóm lớn:
    • Nhiều heo hơn hơn để xử lý và quản lý.
    • Thời gian để tách riêng heo đực và heo cái.
    • Tiên vắc-xin cho heo .
  • Không thể sử dụng nái nuôi con. Chúng ta phải làm gì? → Sử dụng sữa thay thế và chia sẻ lứa đẻ, v.v.
  • Quản lý nái trở lại động dục
  • Sử dụng liên tục altrenogest.

An toàn sinh học:

  • Buộc phải an tử những heo con không còn khả năng sống

Cơ sở vật chất:

  • Không gian tại trang trại → Cần có các khu vực trống để di chuyển
  • Hệ thống nước cần đủ công suất để đáp ứng áp lực cho:
    • Nhiều máy rửa chuồng hoạt động cùng lúc.
    • Tất cả nái với nhu cầu tương tự nhau đều uống nhiều nước ở tuần cuối của giai đoạn nuôi con
  • Lắp các thiết bị điện mà có thể chịu được mức tiêu thụ của thảm úm và đèn úm bật cùng lúc ở nhiệt độ cao
  • Khu xuất-nhập heo có sức chứa cho một số lượng lớn heo cùng lúc.

Vận hành:

  • Tinh heo → Phải đảm bảo sẵn có lượng tinh đủ dùng cho toàn bộ đàn nái phối giống trong cùng một nhóm
  • Cần xe tải để di chuyển heo con và heo nái loại thải
  • Làm trống các khu cai sữa và khu thịt để đảm bảo quy trình all-in/all-out
  • Vệ sinh số lượng lớn cơ sở vật chất, dụng cụ và thiết bị cùng lúc

Sản xuất:

  • Tăng số ngày không sản xuất (Non-productive days) → Giảm số lứa/nái/năm
  • Giảm tồn kho → Nếu cơ sở vật chất không cho phép di chuyển heo đúng quy trình

Chắc chắn rằng chúng tôi vẫn còn bỏ sót một số lợi ích và thách thức, nhưng chúng tôi đã cố gắng chia sẻ tất cả những gì đã gặp phải trong quá trình làm việc thực tế với các hệ thống quản lý theo nhóm này.

Một số nội dung sẽ được chúng tôi phân tích sâu hơn trong các bài viết tiếp theo.

Bình luận bài báo

Mục đích của phần này không phải để kham khảo ý tác giả về bài báo mà là nơi thảo luận cởi mở giữa những người dùng 333.
Để lại một bình luận mới

Quyền truy cập chỉ dành cho người dùng 333. Để bình luận bạn cần đăng nhập.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách

Bài báo liên quan

Hình 1. Số ca nhiễm và phân chia theo tỷ lệ phần trăm mẫu xét nghiệm PRRSV bằng RT-PCR qua các năm tại Hoa Kỳ (2001-2024). Hình trích xuất từ ​​trang web Hệ thống báo cáo bệnh heo (SDRS, https://fieldepi.org/domestic-swine-disease-monitoring-program/).

Hệ thống quản lý đẻ theo nhóm ảnh hưởng như thế nào đến kết quả chăn nuôi sau khi bùng phát PRRS?

Việc chuyển từ quản lý nhóm hàng tuần sang quản lý theo chu kỳ dài hơn đã giúp cải thiện Thời gian ổn định đàn, Thời gian sản xuất tiêu chuẩn, và Giảm tổng số heo thất thoát trên 1.000 nái sau một đợt dịch PRRS.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách