X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0
Đọc bài báo này bằng:

Các yếu tố góp phần gây thai lưu ở heo nái trẻ, cao sản trong hệ thống nuôi thả tự do tại vùng nhiệt đới

Tình trạng thai lưu ở heo nái trẻ, cao sản có liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm kích thước lứa đẻ lớn, tổng thời gian sinh kéo dài và chỉ số khối cơ thể (BMI) cao.

18 Tháng 5 2025
X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm khảo sát các yếu tố liên quan đến tỷ lệ thai lưu ở heo nái trẻ, cao sản trong hệ thống chuồng đẻ tự do tại môi trường nhiệt đới.

Phương pháp: Tổng cộng 714 heo con còn sống và 54 heo con chết lưu từ 57 nái Landrace × Yorkshire, với số lứa trung bình: 2,7 ± 1,0 (dao động: 1 – 4) đã được theo dõi và phân tích toàn diện. Các biến số sinh sản của nái như: thời gian mang thai, thời gian đẻ, tổng số heo con sinh ra mỗi lứa, thứ tự sinh và tình trạng của từng heo con đều được ghi nhận.

Các đặc điểm sinh lý của heo con còn sống và chết lưu cũng được so sánh, bao gồm: khoảng cách sinh giữa các con, tổng thời gian sinh tích lũy, khối lượng sơ sinh, chiều dài thân (crown–rump), chỉ số khối cơ thể (BMI), chỉ số thể trọng (ponderal index), mức độ nhiễm phân su (meconium staining score), và tỷ lệ dây rốn bị đứt.

Heo con được chia thành 4 nhóm dựa trên các phần tư (quartile) của thứ tự sinh (Q1–Q4).

Kết quả: Thời gian đẻ trung bình: 173,3 ± 85,9 phút, tổng số heo con sinh mỗi lứa: 14,1 ± 3,8 con, trong đó 12,5 ± 3,5 con sống. Tỷ lệ thai lưu: 6,7% (54/801 heo con). Tỷ lệ thai lưu cao hơn ở các nái có lứa đẻ lớn (≥17 con: 10,9%) so với nhóm lứa đẻ nhỏ (≤13 con: 6,1%) và trung bình (14 – 16 con: 2,8%). Heo con ở nhóm Q3 và Q4 (cuối lứa) có tỷ lệ thai lưu cao hơn so với nhóm Q1 và Q2. So sánh với heo con sống, heo con chết sơ sinh có: tổng thời gian sinh tích lũy dài hơn (142,4 ± 9,35 phút so với 103,0 ± 3,71 phút), chỉ số BMI cao hơn (18,4 ± 0,39 kg/m² so với 17,1 ± 0,15 kg/m²), chỉ số thể trọng cao hơn (70,8 ± 1,59 kg/m³ so với 63,7 ± 0,59 kg/m³), điểm nhiễm phân su cao hơn (2,04 ± 0,10 so với 1,78 ± 0,04), tỷ lệ dây rốn đứt cao hơn (66,0% so với 45,2%).

Ngoài ra, tỷ lệ chết lưu tăng đáng kể ở các heo con sinh ra sau 60, 120, 150, 180 và ≥210 phút tính từ khi heo con đầu tiên ra đời, so với những heo con sinh trong 30 phút đầu.

Kết luận: Nghiên cứu phát hiện ra rằng tình trạng thai chết lưu ở heo nái trẻ, sinh sản cao có liên quan đến một số yếu tố: quy mô lứa đẻ lớn (≥17 lợn con/lứa), tổng thời gian sinh kéo dài (142,4 phút), BMI tăng 18,4 kg/m2, chỉ số thể trọng cao 70,8 kg/m3, điểm nhiễm phân su tăng và tỷ lệ đứt dây rốn cao hơn. Để giảm nguy cơ thai chết lưu, đặc biệt là ở heo con có chỉ số cơ thể cao và được sinh ra vào giai đoạn cuối của quá trình đẻ, nên tăng cường giám sát quá trình đẻ đối với nái trẻ, ngay khi thời gian sinh tích lũy đạt 60 phút.

Ngo C, Boonprakob R, Tummaruk P. (2024). Các yếu tố góp phần gây thai lưu ở heo nái trẻ, cao sản trong hệ thống chuồng đẻ tự do tại vùng nhiệt đới. Tạp chí Sinh sản ở Động vật nuôi (Reproduction in Domestic Animals), 59(8): e14693. https://doi.org/10.1111/rda.14693

Bình luận bài báo

Mục đích của phần này không phải để kham khảo ý tác giả về bài báo mà là nơi thảo luận cởi mở giữa những người dùng 333.
Để lại một bình luận mới

Quyền truy cập chỉ dành cho người dùng 333. Để bình luận bạn cần đăng nhập.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách