Bệnh cầu trùng

Bệnh cầu trùng do động vật nguyên sinh protozoa kí sinh nội bào gây ra, chủ yếu gây bệnh tiêu chảy ở heo con.

Các tên khác: Isospora suis, Cryptosporidium

Thông tin

Bệnh cầu trùng là do các ký sinh trùng nhỏ nhân lên bên trong tế bào vật chủ, chủ yếu từ đường tiêu hóa. Có ba loại: Eimeria, Isospora Cryptosporidium.

Isospora suis là loài gây bệnh nhiều nhất trong số ba loài coccidia.

Bệnh thường xuất hiện và lây lan rộng rãi ở heo con, mặc dù đôi khi có thể gặp ở heo choai và heo xuất chuồng, cũng như ở nọc giống, vào thời điểm chúng được vận chuyển hoặc khi được nuôi trong các chuồng bị nhiễm bệnh được sử dụng liên tục.

Phải nghi ngờ mắc bệnh cầu trùng nếu heo con từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 21 bị tiêu chảy mà không đáp ứng tốt với kháng sinh.

Triệu chứng

Nái

  • Không có triệu chứng. Là vật mang trùng.

Heo con theo mẹ

  • Trong giai đoạn đầu, tiêu chảy là triệu chứng chính.
  • Ở giai đoạn sau, phân có thể có độ đặc và màu sắc khác nhau, có thể từ vàng sang xám hoặc xanh, hoặc có thể có máu, tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Tình trạng mất nước là phổ biến.

Heo cai sữa và xuất chuồng

  • Tăng trưởng chậm.
  • Phân lỏng.
  • Phân đôi khi có thể có máu.

Nguyên nhân / Yếu tố đóng góp

  • Chuồng trại bẩn.
  • Vệ sinh chuồng đẻ kém.
  • Nền chuồng bị hư hỏng và ẩm ướt.
  • Thời tiết nóng ẩm.
  • Cho heo con ăn trên nền đất.
  • Ruồi.
  • Phân khô tích tụ phía sau ô heo mang thai.
  • Chuồng trại được sử dụng theo luồng liên tục mà không vệ sinh sát trùng.

Chẩn đoán

Tốt hơn là nên lấy mẫu phân từ heo đang trong quá trình hồi phục hơn là từ heo đang bị tiêu chảy để xét nghiệm. Việc chẩn đoán sẽ dễ dàng hơn nếu một con heo còn sống được gửi đến phòng thí nghiệm để thực hiện phân tích mô học của thành ruột.

Kiểm soát/Phòng ngừa

  • Để việc điều trị có hiệu quả, phải dùng thuốc trước khi thành ruột bị xâm nhiễm.
  • Hiệu quả của các phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào loài cầu trùng gây bệnh cho vật nuôi.
  • Trộn thuốc vào cám cho nái với hỗn hợp premix bao gồm amprolium, natri monensin hoặc sulfadimidine. Những loại kháng sinh này phải được sử dụng khi chuyển nái sang khu đẻ và trong suốt thời gian nuôi con.
  • Tiêm từng ổ đẻ bằng sulphonamide hiệu lực kéo dài khi được 6 ngày tuổi.
  • Trộn một lượng nhỏ sữa bột với thuốc kháng cầu trùng như amprolium hoặc salinomicin, và cho heo con uống một lượng nhỏ hàng ngày từ 3 ngày tuổi trở đi.
  • Một liều 6,25 mg / kg toltrazuril kiểm soát bệnh hiệu quả.
  • Xoá đàn và vệ sinh tất cả các nhà nuôi bằng cách sử dụng chất sát trùng để tiêu diệt các nang trứng của cầu trùng.
  • Ở heo trưởng thành, bệnh tự biến mất.

Atlas bệnh học

Xem các hình ảnh trong Atlas có liên quan đến Bệnh cầu trùng

Bạn chưa đăng ký danh sách này 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách

E-diagnostics (Chẩn đoán điện tử)

Công cụ chẩn đoán bệnh heo

Truy cập

Atlas bệnh học

Hình ảnh của các bệnh chính trên heo

Truy cập