X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0
Đọc bài báo này bằng:

Độ tuổi nào là tốt nhất để cai sữa cho heo con?

Enric Marco xem xét lý do tại sao độ tuổi cai sữa trung bình ở Tây Ban Nha vẫn chưa đạt 28 ngày.

Vào năm 2009, ngay trên trang 333 này đã đăng lên một loạt ba bài viết trong đó J. Barceló giải thích độ tuổi tốt nhất để cai sữa cho heo con theo quan điểm của ông. Trong bài viết đầu tiên, ông nói:

"Cách đây vài năm, nếu chúng ta đặt câu hỏi này với các bác sĩ thú y, kỹ thuật viên chuyên môn và người chăn nuôi heo, đại đa số gần như chắc chắn sẽ trả lời rằng độ tuổi cai sữa tốt nhất là lúc heo con được 3 tuần tuổi. Tuy nhiên, có những thay đổi liên tục trong ngành chăn nuôi heo và sự tiến bộ của ngành đã chất vấn niềm tin cũ này trước đây về độ tuổi cai sữa là 21 ngày. Trong bài viết này, tôi sẽ cố gắng giải thích lý do tại sao trong nhiều hệ thống chăn nuôi, tuổi cai sữa được lùi lại tới 28 ngày để đạt được mục tiêu sản xuất tối thiểu 200 kg trọng lượng cai sữa cho mỗi heo nái sinh sản trên năm."

Ngày nay chúng ta có thể viết điều tương tự và nó vẫn còn phù hợp. Độ tuổi cai sữa trung bình ở Tây Ban Nha vẫn chưa đạt 28 ngày.

Hình 1. Sự tiến triển của tuổi cai sữa ở Tây Ban Nha. Nguồn: Grup de Gestió Porcina UdL. 
Hình 1. Sự tiến triển của tuổi cai sữa ở Tây Ban Nha. Nguồn: Grup de Gestió Porcina UdL. 

Kể từ năm 2017, tỷ lệ chết ở giai đoạn sau cai sữa (6-20 kg) không ngừng tăng, đạt mức cao kỷ lục vào năm 2022 là 8,4% theo số liệu của SIP. Với tình hình này, có vẻ như một trong những biện pháp đầu tiên được áp dụng là tạo điều kiện cho heo con khi cai sữa trưởng thành hơn để có thể chịu đựng tốt hơn áp lực của việc cai sữa và các điều kiện ở chuồng nuôi tiếp theo. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa cai sữa được ở ngày thứ 28. Tại sao?

Chắc chắn, những lý do để duy trì độ tuổi cai sữa trung bình dưới 28 ngày không giống nhau đối với tất cả các nhà chăn nuôi, nhưng tôi sẽ cố gắng trình bày những lý do mà theo tôi là chính yếu nhất:

  • Sử dụng các giống heo cao sản buộc chúng ta phải sử dụng nái nuôi hộ để có khả năng nuôi dưỡng cao hơn. Điều này dẫn đến việc cai sữa sớm cho heo con ở độ tuổi dưới 28 ngày và thậm chí là 21 ngày, như vậy sẽ ảnh hưởng đến tuổi cai sữa trung bình, không để heo con trì hoãn thời điểm cai sữa ở 28 ngày, mặc dù có đủ số ô chuồng đẻ cần thiết. Nhưng điều tồi tệ hơn là tuổi trung bình này có liên quan đến độ lệch chuẩn cao (sự thay đổi lớn về độ tuổi), vì trong trại sẽ có những heo con được cai sữa rất sớm và những con khác được cai sữa muộn hơn nhiều.
  • Việc tiếp tục cai sữa cho heo con dưới 28 ngày tuổi, có tính đến việc hạn chế sử dụng kháng sinh trong thức ăn, không gây ra vấn đề gì lớn, vì oxit kẽm vẫn hiện diện trong chế độ ăn ban đầu và phát huy tác dụng bảo vệ cho đến gần đây.
  • Hệ thống chăn nuôi công nghiệp đã trở thành động lực cho ngành chăn nuôi heo và chúng ta nên hài lòng về điều đó, nhưng phải thừa nhận rằng các khâu khác nhau tham gia bên trong không phải lúc nào cũng có lợi ích giống nhau. Những người chăn nuôi heo trong hệ thống nuôi công nghiệp này được trả lương dựa trên số lượng heo con cai sữa và do đó, con số này tiếp tục có sức ảnh hưởng lớn trong các quyết định. Trì hoãn cai sữa có nghĩa là tăng số lượng ô chuồng đẻ hoặc giảm số lượng heo nái, và cả hai quyết định trên đều dẫn đến việc điều chỉnh lại các hợp đồng chăn nuôi, điều mà chúng ta cố gắng tránh.

Kể từ giữa năm 2022, việc sử dụng oxit kẽm trong chế độ ăn đã bị cấm trên toàn châu Âu, việc sử dụng kháng sinh đã bị hạn chế và sự hạn chế này sẽ tăng lên, bởi vì mục tiêu sử dụng kháng sinh mà Liên minh châu Âu đặt ra cho năm 2030 đòi hỏi phải giảm khoảng 40% so với mức sử dụng năm 2021.

Hình 2. Tiến độ hiện tại hướng tới mục tiêu chiến lược từ Trang trại đến bàn ăn của EU nhằm giảm tổng doanh số bán thuốc kháng sinh cho các trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản xuống 50% vào năm 2030 tại 27 Quốc gia Thành viên EU. Nguồn: Báo cáo ESVAC lần thứ 12.
Hình 2. Tiến độ hiện tại hướng tới mục tiêu chiến lược từ Trang trại đến bàn ăn của EU nhằm giảm tổng doanh số bán thuốc kháng sinh cho các trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản xuống 50% vào năm 2030 tại 27 Quốc gia Thành viên EU. Nguồn: Báo cáo ESVAC lần thứ 12.

Hậu quả trực tiếp của những thay đổi này là tỷ lệ chết tăng lên rất cao vào năm 2022, tăng gấp đôi so với mức tỷ lệ chết thông thường trước năm 2017. Đúng là sự xuất hiện của các chủng PRRS có độc lực cao đã làm trầm trọng vấn đề, nhưng ngay cả ở các khu vực các chủng này chưa từng xuất hiện ở Tây Ban Nha (khu vực đông bắc và đông nam), tỷ lệ chết cũng tăng lên so với năm 2021.

Bảng 1. NE: Vùng Đông Bắc, SE: Vùng Nam và Đông, NC: Vùng Bắc Trung Bộ. Dữ liệu từ: IX Jornada SIP. Ngày 26/1/2023.

Tỉ lệ chết khi cai sữa Tỉ lệ khi xuất chuồng
2020 2022 Khác biệt 2020-22 Biến số 2015-19 2020 2022 Khác biệt 2020-22 Khác biệt 2015-19
NE 5.2% 8.6% +3.4% NE 4.2% 6.0% +1.8%
SE 5.3% 6.4% +1.1% SE 4.2% 4.6% +0.8%
NC 4.3% 6.7% +2.4% NC 4.3% 6.7% +0.3%
ES 5.1% 8.3% +3.2% +1.9% ES 4.2% 5.7% +1.5% +0.3%

Tóm lại, chúng ta không thể sử dụngoxit kẽm trong khẩu phần ăn sau cai sữa và trên thị trường cũng chưa có sản phẩm nào có thể thay thế được với hiệu quả tương đương; việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn ngày càng giới hạn và khi sử dụng trong nước uống cũng không mang lại kết quả tương tự; di truyền tiếp tục cải tiến tạo ra ổ đẻ lớn hơn mỗi năm làm giảm trọng lượng cai sữa; và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, các chủng PRRS có độc lực cao vẫn tồn tại trong trại.

Trong bối cảnh đó, điều đã thay đổi là động lực để heo con trì hoãn thời điểm cai sữa. Mục tiêu cai sữa 200 kg heo con cho mỗi heo nái mỗi năm của J. Barceló sẽ không còn quan trọng nếu số kg heo con đó không bao giờ được bán ra thị trường. Động lực để heo con trì hoãn thời điểm cai sữa hiện nay là nhằm kiểm soát tổn thất và do đó đảm bảo rằng những gì nuôi được sẽ được bán ra.

Một số người có thể nghĩ rằng chất lượng của heo con khi cai sữa không quá quan trọng trong việc giảm tỷ lệ chết, nhưng dữ liệu chúng tôi có lại cho thấy điều ngược lại.

  • Heo con cai sữa lúc 28 ngày tuổi trở lên đã ăn thức ăn rắn nhiều hơn trước khi cai sữa. Lượng ăn vào cao nhất xảy ra trong khoảng từ 25 đến 28 ngày.
    Hình 3. Lượng tiêu thụ thức ăn pre-starter. Nguồn: Brunix và cộng sự, 2002.
    Hình 3. Lượng tiêu thụ thức ăn pre-starter. Nguồn: Brunix và cộng sự, 2002.
  • Lượng thức ăn ăn vào trước cai sữa làm giảm thời gian biếng ăn sau cai sữa, đây là nguyên nhân chính gây ra tiêu chảy sau cai sữa.
    Hình 4. Ảnh hưởng của việc tiêu thụ thức ăn tập ăn đến đặc điểm lượng ăn vào của từng cá thể và năng suất của heo cai sữa theo nhóm. Nguồn: Brunix và cộng sự, 2002.
    Hình 4. Ảnh hưởng của việc tiêu thụ thức ăn tập ăn đến đặc điểm lượng ăn vào của từng cá thể và năng suất của heo cai sữa theo nhóm. Nguồn: Brunix và cộng sự, 2002.
  • Độ tuổi cai sữa từ 28 ngày trở lên đảm bảo trọng lượng heo con cao hơn. Heo con nặng cân hơn sẽ chịu đựng được các vấn đề tốt hơn, giảm tổn thất không chỉ trong giai đoạn sau cai sữa mà còn trong giai đoạn xuất chuồng.
    Hình 5. Tỷ lệ chết từ khi cai sữa đến 138 ngày sau cai sữa. Nguồn: A. Vidal, 2015.
    Hình 5. Tỷ lệ chết từ khi cai sữa đến 138 ngày sau cai sữa. Nguồn: A. Vidal, 2015.
  • Heo con biết cách ăn trước khi cai sữa sẽ phát triển tốt hơn sau khi cai sữa.
    Hình 6. Tăng trọng ngày và trọng lượng tùy theo việc heo có ăn thức ăn pre-starter trước khi cai sữa hay không (0-28 ngày). Nguồn: Sulabo và cộng sự, 2014.
    Hình 6. Tăng trọng ngày và trọng lượng tùy theo việc heo có ăn thức ăn pre-starter trước khi cai sữa hay không (0-28 ngày). Nguồn: Sulabo và cộng sự, 2014.
  • Heo con phát triển tốt ngay sau cai sữa có khả năng chống chọi tốt hơn với các bệnh lý khác, trong đó có cả PRRS.
    Hình 7. Mối liên quan giữa mức tăng trọng bình quân ngày thấp trong tuần đầu tiên sau cai sữa và tỷ lệ chết ở hai trang trại dương tính với PRRS. Nguồn: Lawrence, B. và cộng sự, 2006.
    Hình 7. Mối liên quan giữa mức tăng trọng bình quân ngày thấp trong tuần đầu tiên sau cai sữa và tỷ lệ chết ở hai trang trại dương tính với PRRS. Nguồn: Lawrence, B. và cộng sự, 2006.
  • Nhu cầu sử dụng kháng sinh giảm khi các vấn đề giảm bớt.

Một số nhà chăn nuôi châu Âu coi độ tuổi cai sữa là giải pháp cho các vấn đề gây ra bởi việc ngừng sử dụng oxit kẽm và giảm sử dụng kháng sinh, khiến họ phải cai sữa cho heo con sau 28 ngày tuổi. Quyết định không còn chỉ dựa trên khía cạnh kinh tế như J. Barceló đã giải thích trong loạt bài báo của mình mà còn dựa trên khía cạnh tỷ lệ sống của heo. Nếu mọi thứ giữ nguyên không thay đổi và từ những gì chúng ta thấy, có vẻ như nếu không thay đổi, thì đến năm 2023, chúng ta sẽ lại thất thoát trung bình 15% số heo con cai sữa. Liệu người tiêu dùng có hiểu rằng thất thoát 15% heo cai sữa là do tỷ lệ chết? Việc thất thoát 15% số heo có còn chăn nuôi bền vững không?

Chúng ta đã chậm trễ trong việc đạt được những gì đã được J. Barceló đề xuất vào năm 2009: trì hoãn độ tuổi cai sữa, ít nhất là cho đến khi heo con trung bình đạt 28 ngày tuổi.

Bình luận bài báo

Mục đích của phần này không phải để kham khảo ý tác giả về bài báo mà là nơi thảo luận cởi mở giữa những người dùng 333.
Để lại một bình luận mới

Quyền truy cập chỉ dành cho người dùng 333. Để bình luận bạn cần đăng nhập.

Bạn chưa đăng ký danh sách này Tin tức ngành heo

Tin tức ngành heo tới email của bạn

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách

Bài báo liên quan

Hình 1. Heo con bị lạnh.

Cai sữa không dùng kẽm oxit (3/3): Tầm quan trọng của môi trường, nước và các yếu tố khác

Phần này kết thúc chuỗi ba bài báo của chúng tôi với lời giải thích của Alberto Garcia và Chretien Gielen về các biện pháp cần cân nhắc để giảm tiêu chảy sau cai sữa mà không cần sử dụng kẽm oxit. Chúng ta không thể kết thúc mà không xem xét các khía cạnh chính như môi trường, nước và việc sử dụng chế phẩm sinh học.

Bạn chưa đăng ký danh sách này 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách