X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0
3
Đọc bài báo này bằng:

Các vòng an toàn sinh học

Chúng tôi trình bày một phương pháp đánh giá an toàn sinh học để đảm bảo đánh giá toàn diện: Các vòng an toàn sinh học.

An toàn sinh học là một trong những biện pháp thực hành kỷ luật nhất được áp dụng ở các trang trại. Nó ảnh hưởng đến tất cả các quy trình được thực hiện, cho dù với động vật, nguyên liệu, con người, thức ăn, phương tiện, nước hay bất kỳ loại vật tư nào. Mọi thứ xảy ra ở trang trại phải được phân tích qua lăng kính an toàn sinh học.

Bởi vì an toàn sinh học áp dụng trên rất nhiều khía cạnh nên nó làm phức tạp việc đánh giá, thiết kế và cải thiện an toàn sinh học ở trang trại hoặc doanh nghiệp vì bạn phải giải quyết rất nhiều chi tiết nhỏ. Do đó, rất dễ quên đi một số khía cạnh nhất định và hậu quả là để lại những “khoảng trống” trong việc bảo vệ sức khỏe động vật do các bệnh có thể đến từ bên ngoài trang trại, cũng như có thể đến từ sự tái phát những bệnh đã có ở trang trại rồi.

Để phân tích an toàn sinh học một cách chính xác, điều cần thiết là phải có phương pháp và có trình tự. Đây là phương pháp đánh giá an toàn sinh học nhằm đảm bảo đánh giá kỹ lưỡng bất kể loại trang trại nào: Các vòng an toàn sinh học.

Các vòng toàn sinh học một phương pháp nghiên cứu và cấu trúc an toàn sinh học theo các vòng, xác định và sắp xếp cho các khu vực bảo vệ khác nhau (mà chúng ta sẽ gọi là các vòng), từ đó phát hiện các điểm tiếp xúc giữa chúng. Đó là một hệ thống có thể được áp dụng cho bất kỳ loại hình trang trại nào và xây dựng quan điểm về an toàn sinh học một cách đơn giản và dễ hiểu.

Hình 1 thể hiện sơ đồ tổ chức an toàn sinh học của trang trại theo các vòng. Vòng trung tâm (màu xanh lá cây) là khu vực chăn nuôi động vật và tượng trưng cho những gì chúng ta muốn bảo vệ; vòng ngoài cùng (màu đỏ) là khu vực bên ngoài trang trại, tức là khu vực không được kiểm soát và có khả năng gây nguy hiểm cho động vật (màu đỏ).

Hai vòng này (xanh lá cây và đỏ) luôn hiện diện và tùy thuộc vào mức độ phức tạp của mỗi trang trại, chúng ta sẽ tìm thấy nhiều hay ít các vòng trung gian đóng vai trò như hàng rào bảo vệ bổ sung, chẳng hạn như hàng rào 2 lớp.

Mỗi vòng trong trang trại đều ít nhất tương tác với vòng tròn ngay bên trên và bên dưới nó. Sự tương tác này được thực hiện thông qua các điểm tiếp xúc (mũi tên đen trong hình 1) và nguyên nhân chính của sự tương tác là sự ra/vào của động vật, con người và các nguồn cung ứng.

Mỗi điểm tiếp xúc có chức năng như một hàng rào phải được vượt qua cả khi vào và khi ra. Do đó, tại những điểm này, các biện pháp phòng ngừa phải được thực hiện và các quy trình an toàn sinh học phải được xác định và tuân thủ.

Hình 1. Sơ đồ thể hiện an toàn sinh học trong trang trại được tổ chức theo các vòng.
Hình 1. Sơ đồ thể hiện an toàn sinh học trong trang trại được tổ chức theo các vòng.

Nghiên cứu về các vòng an toàn sinh học dựa trên việc xác định chính xác các vòng khác nhau ở mỗi trang trại cùng với tất cả các điểm tiếp xúc của chúng và sau đó xem xét nghiêm ngặt tất cả các quy trình an toàn sinh học của các điểm này. Đây là hai trong số những điểm tiếp xúc dễ đánh giá nhất, cả hai đều được liên kết với vòng bên ngoài: phòng thay đồ và khu cách ly.

  • Phòng thay đồ. Mỗi khi một người muốn vào khu vực bên trong trang trại (ngay cả khi không đến thăm động vật), họ phải tuân theo các quy định ở phòng thay đồ vì họ sẽ đi từ vòng ngoài đến vòng gần trung tâm hơn và liên quan đến trang trại.
  • Cách ly. Những con heo nái thay đàn được đưa vào từ bên ngoài trang trại, do đó, chúng sẽ di chuyển từ vòng ngoài vào vòng trong cùng (cuối cùng chúng sẽ sống chung với những con trong đàn). Để làm điều đó một cách trực tiếp sẽ rất rủi ro, vì lý do đó, những con heo nái thay đàn phải vượt qua quá trình kiểm dịch nghiêm ngặt liên quan đến các tiêu chuẩn an toàn sinh học khác nhau. Vì vậy, vùng cách ly trở thành điểm tiếp xúc rất quan trọng giữa hai vòng.

Khi mỗi vòng trong trang trại được xác định và các điểm tiếp xúc được xác định rõ ràng, quá trình đánh giá an toàn sinh học sẽ bắt đầu. Cần phải kiểm tra sự tồn tại của các tiêu chuẩn an toàn sinh học và chất lượng của chúng tại mỗi điểm tiếp xúc.

Đánh giá an toàn sinh học tại mỗi điểm tiếp xúc bao gồm ít nhất 5 khía cạnh:

  1. Xác định khu vực sạch và khu vực bẩn
  2. Đánh giá cơ sở vật chất
  3. Đánh giá các yêu cầu an toàn sinh học của phương tiện/vật liệu liên quan
  4. Quy trình an toàn sinh học cho người vận hành/động vật ở cả hai bên (khu vực sạch và bẩn)
  5. Quy trình vệ sinh hai bên (khu vực sạch và bẩn)

5 khía cạnh được đánh giá này áp dụng cho tất cả các điểm tiếp xúc giữa các vòng: khu tiếp nhận heo, phòng vệ sinh, khu vực xuất nhập heo, phòng thay đồ, khu cách ly, tiếp nhận thức ăn, v.v.

Do đó, trong bài viết đầu tiên về an các vòng toàn sinh học, chúng ta đã xác định được các khái niệm quan trọng nhất của hệ thống cho phép ta có cái nhìn có trật tự về an toàn sinh học của bất kỳ trang trại nào. Trong các phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu phương pháp này được áp dụng như thế nào đối với các loại hình trang trại khác nhau.

Bình luận bài báo

Mục đích của phần này không phải để kham khảo ý tác giả về bài báo mà là nơi thảo luận cởi mở giữa những người dùng 333.
Để lại một bình luận mới

Quyền truy cập chỉ dành cho người dùng 333. Để bình luận bạn cần đăng nhập.

Bạn chưa đăng ký danh sách này 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách

Bài báo liên quan

Bạn chưa đăng ký danh sách này 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách