Hướng dẫn quản lý sau phối tinh trên nái

Javier Gil Pascual
23-Th1-2023 (Trước đó 1 năm 3 tháng 22 ngày)

Sau khi đã phối cho nái, khi nào là thời điểm thích hợp để di chuyển nái?

Luôn có những nghi ngờ về thời điểm tốt nhất để di chuyển nái sau khi phối.

Nái đã phối trong ô nào thì nên được để trong cùng ô đó với cùng những con nái xung quanh (không thay đổi), cho đến 35 ngày mang thai.

Nếu phải di chuyển thì nên thực hiện trong vòng 3 ngày đầu sau khi phối. Chúng ta sẽ xem như quá trình thụ thai sẽ diễn ra trong lần phối đầu tiên, mặc dù trong các trại thực hiện bắt giống và phối ngay lập tức, nhiều khả năng quá trình thụ thai sẽ xảy ra khi phối liều thứ hai.

Nếu sử dụng lịch phối 3 ngày, quá trình thụ thai phải được coi là đã xảy ra vào ngày đầu tiên. Nếu chúng ta tính từ ngày cuối cùng và quá trình thụ thai đã diễn ra trong ngày đầu tiên, tức là chúng ta đang chuyển nái khi thai được 5 ngày (thời điểm rất rủi ro).

Với lịch phối này, không thể thả (vào ô tập thể) cùng lúc tất cả các nái được phối trong tuần vì đến cuối tuần sẽ có những con nái đã được phối 2 ngày trước và những con khác là 5 ngày trước, vì vậy phải “phối và thả” mỗi 2 ngày hoặc nhiều nhất là 2 lần/tuần, nhưng phải luôn cân nhắc đến thời điểm mỗi con nái được phối.

<p>H&igrave;nh 1. Di chuyển n&aacute;i mang thai 35 ng&agrave;y.</p>

Một trong những câu hỏi phổ biến khác là di chuyển hậu bị khi chúng lên giống.

Lý tưởng nhất là hậu bị nên được đưa vào ô cá thể 3 ngày sau khi bắt đầu lên giống, giữ trong cùng ô đó và cùng các nái lân cận, được cho ăn thúc 10 ngày trước khi lên giống chu kì mới, được kiểm tra lên giống và được phối.

Nhưng nếu không thực hiện theo các bước này, tình huống nào sau đây sẽ ít tệ nhất?

Lựa chọn ít tồi tệ nhất là đưa nái vào ô cá thể sớm hơn 7-8 ngày và để lên giống trong đó. Như vậy nái sẽ rụng trứng, tuy không thể phát huy hết tiềm năng sinh sản do quá trình thúc ăn trước rụng trứng bị phá vỡ, nhưng nó sẽ rụng trứng. Ba ngày đầu nái sẽ không ăn hoặc kém ăn, sau đó ăn uống bình thường nhưng vẫn ảnh hưởng đến kích cỡ ổ đẻ.

Khi một con nái được đưa vào ô cá thể trong khi đang lên giống, tức là nó đã lên giống trong ô tập thể, mức độ stress cao đến mức nó có thể không rụng trứng, gây ra hiện tượng lên giống lại (hoặc lốc). Chúng ta sẽ cho nái thích nghi, nhưng đồng thời sẽ tạo ra 21 ngày không sản xuất.

Như Javier đã giải thích trong các bài viết trước, những con nái không thể bộc lộ hết tiềm năng của chúng trong lần đẻ đầu tiên và sinh ra những ổ ít con thông thường sẽ là những con nái kém trong suốt cuộc đời sinh sản của chúng.

Tóm lại, cả hai đều không được khuyến khích.

Tốt nhất là giảm tồn kho nái của trại và có không gian để thực hiện thích nghi cho hậu bị để cho phép chúng ở trong ô cá thể ít nhất 14 ngày trước lần phối đầu tiên.

Ông khuyến cáo cho ăn như thế nào trong giai đoạn lên giống?

Người ta thường thấy các trại hạn chế cho ăn từ khi có những con nái đầu tiên lên giống cho đến ngày thứ 5-6 của thai kỳ. Khi giảm lượng thức ăn cho tất cả nái cai sữa kể từ khi con đầu tiên lên giống, những con chưa lên giống chưa kịp nhận lợi ích từ quá trình thúc ăn, do đó làm giảm sự phát triển của nang trứng và khiến chúng khó lên giống hơn.

Việc giảm khẩu phần ăn của nái trong 2-3 ngày là cần thiết, vì dù sao nái cũng thực sự giảm ăn một cách tự nhiên, tăng khẩu phần từ ngày thứ 3 của thai kỳ lên khoảng 3 kg mỗi ngày, ngay cả khi nái thừa cân.

Việc duy trì khẩu phần này trong 30 ngày đầu tiên của thai kỳ rất quan trọng là phải vì nái phải phát triển nhau thai với đầy đủ mạch máu để heo con phát triển tốt, tránh heo con nhẹ cân.

Đối với nái có thể trạng cao (béo), có thể thiết lập chế độ ăn kiêng trong khoảng thời gian từ 30 đến 80 ngày mang thai.

Tháng đầu tiên rất quan trọng đối với sự phát triển bình thường của nhau thai, mà lượng dự trữ của cơ thể là không đủ để cung cấp trong khi hàm lượng protein, vitamin và các nguyên tố vi lượng chỉ có thể tìm thấy trong thức ăn.

Trọng lượng sơ sinh, bên cạnh nhiều yếu tố khác, có liên quan trực tiếp đến việc cho nái ăn trong tháng đầu tiên của thai kỳ.

Nhờ loạt bài viết này, chúng ta sẽ có thể sửa các lỗi khác nhau trong trại của mình, thiết lập các hướng dẫn để cải thiện khả năng sinh sản và năng suất thông qua quản lý và sử dụng đúng các kỹ thuật phối khác nhau.